Bọc răng sứ cho răng hàm như thế nào?

Răng hàm là răng nằm ở phía bên trong và đảm nhận chức năng nhai thức ăn. Do thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, lại nằm sâu trong hàm nên răng hàm thường có nguy cơ bị sâu lớn hơn các răng khác.  Bạn hãy tìm hiểu thêm về bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng hàm để biết cách xử lý khi răng hàm bị sâu nhé!

Bọc răng sứ cho răng hàm được áp dụng trong điều kiện vô trùng với các thao tác nhẹ nhàng, an toàn, đảm bảo mang lại hiệu quả thẩm mỹ tối đa cho khách hàng. Để hiểu hơn về kỹ thuật này, mời bạn theo dõi các thông tin dưới đây.

Bọc răng sứ cho răng hàm

Tình trạng răng bị nhiễm màu, sứt mẻ, gãy vỡ… gây không ít phiền toái tới bạn. Hiểu được điều này, phương pháp bọc răng sứ – phục hình răng ra đời giúp bạn giải pháp các phiền toái trên. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng nên bọc răng sứ. Dưới đây là một số trường hợp khách hàng nên thực hiện kỹ thuật này:

– Răng bị sâu ăn mòn, lỗ sâu răng quá lớn trên mặt nhai, thân răng hay kẽ răng cần phải được bọc sứ sau khi nạo sạch vết sâu nhằm hạn chế sự tác động của vi khuẩn gây sâu răng.

– Răng hàm bị sâu đã điều trị bằng cách trám răng nhưng vết trám bong tróc, phần răng còn lại không đủ nhiều để tiếp tục thực hiện trám răng.

Bọc răng sứ cho răng hàm như thế nào?

– Răng hàm bị chấn thương vỡ, mẻ hoặc do cấu tạo tự nhiên của răng yếu cũng cần được bọc sứ để phục hình cho răng, duy trì ăn nhai bình thường. Phương pháp niềng răng nhựa có tốt không?

– Mòn cổ răng: Cổ răng hàm bị mòn quá nhiều cần được bọc sứ nhằm tránh tình trạng răng yếu có thể dẫn tới ê buốt hoặc lung lay răng.

– Răng hàm sau khi điều trị tủy cũng cần được bảo vệ, tránh tình trạng răng bị giòn, dễ vỡ do tác động từ bên ngoài và đảm bảo ăn nhai tốt.

Bọc răng sứ cho răng hàm như thế nào?

Bước 1: Kiểm tra và phân tích
Thực hiện kiểm tra mức độ gãy vỡ, sứt mẻ, răng thưa hay nhiễm màu của răng. Sau đó phân tích xem khách hàng có gặp phải vấn đề khác về răng miệng hay không và lên kế hoạch điều trị.

Bước 2: Làm sạch khoang miệng
Với các trường hợp răng sâu hoặc có vôi răng, nha sĩ tiến hành lấy tủy và cạo sạch vôi răng để giải quyết trước. Khách hàng được sử dụng nước muối chuyên dụng để làm sạch khoang miệng.

Bước 3: Mài cùi và lấy dấu răng
Để tạo khoảng trống cho việc gắn răng giả vào, nha sĩ mài cùi răng mang khuyết điểm cho nhỏ lại. Răng được mài có kích thước tùy thuộc vào từng trường hợp khách hàng. Sau khi mài cùi răng, thao tác lấy dấu răng được thực hiện.

Bước 4: Thiết kế răng giả
Các số liệu dấu răng đã lấy từ khách hàng được gửi về phòng Labo để các kỹ thuật viên tiến hành thiết kế răng giả. Đây là bước quan trọng và cần sự tỉ mỉ, khéo kéo cao nên cần đến vài ngày mới có thể hoàn thành.

Bước 5: Bọc răng sứ cho răng hàm
Nha sĩ cho một lớp keo dính vào cùi răng để răng giả sau khi gắn lên được cố định và duy trì bền vững. Răng sứ sau khi hoàn thiện có hình dạng, kích thước, màu sắc giống hệt với răng thật.

Tùy thuộc vào nhu cầu bọc răng sứ cho răng hàm, tính chất công việc, khuyết điểm gặp phải trên răng cũng như điều kiện kinh tế, bạn nên đến trực tiếp trung tâm nha khoa để nhận được sự tư vấn của bác sĩ về loại răng phù hợp nhất với mình.

Bài viết được trích nguồn từ: http://benhvienranghammatsg.com.vn
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cấu tạo của răng implant

Muối và dâu tây giúp làm trắng răng hiệu quả

Vì sao nên niềng răng trong suốt?